Những câu hỏi liên quan
Đinh Hoàng Yến Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Dĩnh
13 tháng 9 2017 lúc 15:58

Các bô lão hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, chứng nhận lịch sử, đồng thời cũng là sự phân thân của tác giả.

Nhân vật bô lão tạo nên nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên trận thủy chiến Bạch Đằng

- Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi lên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng

    + Các kì tích trên sông Bạch Đằng được kể với sự bừng bừng hào khí: trận chiến thời Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

    + Những trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét bút khoa trương thần tình

    + Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm

- Những hình ảnh điển tích được chọn lọc để tô đậm thêm sự vẻ vang của dân tộc, cũng như chiến công, tài đức của vua tôi nhà Trần

- Bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của “khách” niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng

Bình luận (0)
Khải Vương
Xem chi tiết
Laville Venom
30 tháng 4 2021 lúc 11:14

tk 

Dòng sông Bạch Đằng vẫn thản nhiên chảy mãi, mà Đằng Giang tự cổ huyết do hồng, mà nhục quân thù khôn rửa nổi! Đó là những lời bình luận tâm huyết của Trương Hán Siêu về ý nghĩa của những chiến công trên sóng nước Bạch Đằng. Cảm hứng tác phẩm bắt nguồn từ hồn thiêng Bạch Đằng với thiên nhiên kì vĩ được lồng ghép với tâm sự hoài cổ, ưu thời mẫn thế. Điều đặc biệt là những chất liệu nội dung đó được thể hiện một cách khéo léo, với một bút pháp nghệ thuật hết sức điêu luyện được thể hiện qua hình tượng các bô lão.  

       Ở đoạn 1, nhân vật “khách” là cái tôi của nhà văn thì ở đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể, vừa đại diện cho người bản địa, vừa là những cá nhân đã trực tiếp chiến đấu đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Sự xuất hiện của họ làm cho việc miêu tả chiến trận thêm sinh động, đồng thời việc chuyển ý được tự nhiên Nhân vật các bô lão là những chứng nhân lịch sử, từ đó dựng lên những trận thủy chiến Bạch Đằng (qua lời kể).  Họ là đại diện cho những người nơi bản địa. Mở đầu, các bô lão giới thiệu cho khách biết: Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã và củng là bãi đất xưa Ngô chúa phá Hoằng Thao. Bằng hai câu dài (mỗi câu 12 âm tiết), tác giả xây dựng không gian nghệ thuật đầy ấn tượng với những tôn nghiêm và trang trọng như bước nền chắc chắn để bước vào chiến trận ở phần tiếp theo.

       Trận thuỷ chiến được khắc họa với những câu ngắn từ 4 đến 6 âm tiết:  .

Thuyền bè muôn đội,

Tinh kì phấp phới.

Tì hổ ba quân,

Giáo gương sáng chói.

… Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ 

Bầu trời đất chừ sắp đổ.

        Trong không khí hoài niệm về quá khứ với những vang dội trong chiến thắng “buổi trùng hưng”, các bô lão chậm rãi, ôn tồn thuật lại bằng tất cả trân trọng. Khi “Muôn đội thuyền bè tinh kì phấp phới”, khí thế “hùng hổ”, “sáng chói” đến  “ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh “kinh thiên động địa” được tái hiện bằng những nét vẽ vừa chân thực, vừa cụ thể dưới con mắt đa chiều kết hợp tài tình cả âm thanh, màu sắc, trực cảm và tưởng tượng tạo nên không khí trận mạc quyết liệt trên sông. Người đọc có thể hình dung khá rõ sự đông đảo của lực lượng tham chiến, lẫn khí thế quyết chiến của hai bên và sự khốc liệt, dữ dội của một cuộc chiến mà cả hai đều ngang tài, ngang sức (Trận đánh thư hùng chưa phân – chiến luỹ Bắc Nam chống đối), thậm chí làm biến đổi cả trời đất, xoay chuyển vũ trụ (khiến cho mặt trăng, mặt trời phải mờ đi, trời đất phải đổi).

       Sau những trận chiến không khoan nhượng đầy kiên gan và quả cảm các bô lão nhận xét về đặc điểm của mỗi bên tham chiến. Bên địch bên ta đều có điểm mạnh điểm yếu, địch kia hùng hậu lại gian manh (Tất Liệt thế cường – Lưu Cung chước đối) đã từng: Quét sạch Nam Bang bốn cõi. Còn ta, ta mạnh ở ý chí chiến đấu, ở trái tim một lòng hướng về dân tộc. Nhưng trái tim ấy sẽ trở thành điểm yếu khi ta chiến đấu vì chính nghĩa, chính nghĩa dù không khoan nhượng nhưng phải đồng thuận trên dưới, thuận với lẽ trời (trời cũng chiều người). Bởi cha ông ta từng răn dạy dù cuộc chiến có cam go ác liệt thì chính nghĩa luôn chiến thắng, phải chính trực, đứng về phía chính nghĩa, trừng phạt kẻ bạo tàn. Thêm vào đó, ta lại có điều kiện tự nhiên hiểm yếu (Trời đất cho nơi hiểm trở), thêm vào đó là khối óc đại tài, có tầm nhìn thấu sáu cõi của người chỉ huy kết hợp đường lối chiến thuật, chiến lược đứng đắn. Những yếu tố đó đủ để dân tộc ta chiến thắng vinh quang, đập tan bè lũ cướp nước. Bởi vậy mà thời gian có qua đi, đất trời có đổi thay, nước sông ngày ngày cuồn cuộn gột rửa mà cái nhục của quân thù vẫn không rửa nổi. Các bô lão không nói nhiều đến phía quân ta chỉ nhấn mạnh lòng biết ơn sâu nặng. Nó ghi dấu mốc son chói lọi trong hành trình đấu tranh của dân tộc, nó trở thành chiến thắng lừng lẫy trong suốt chiều dài lịch sử. Yếu tố tinh thần luôn được nhấn mạnh dẫn đến những lời bình ở phần tiếp theo:

Những người bất nghĩa tiêu vong,

Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.

        Lời bình không chỉ là lời nói đơn thuần của những người địa phương mà còn như lời tâm sự của những bàn tay đã cầm súng, những đôi chân từng trải. Đến đây, không gian và thời gian không còn rành rọt mà như hòa làm một. Cách đặt thời gian với không gian để câu chuyện không chỉ ở bề nổi mà còn có chiều sâu, không chỉ là kể mà còn là bộc bạch, không đơn thuần là tái hiện mà còn là lưu giữ. Chính điều đó tạo sự lôi cuốn, tạo dấu ấn làm cho câu chuyện tránh được sự tẻ nhạt, đơn điệu.

       Như vậy qua hình tượng các bô lão ta thấy nhiều suy ngẫm triết lí. Mỗi lời đáp của các bô lão là một lời ca mang âm vang lịch sử của dòng sông cuộc đời. Ta cũng hiểu ra một chân lý vĩnh cửu cũng chảy mãi như dòng sông: Bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ.

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
2 tháng 5 2017 lúc 19:04

- Nếu ở đoạn 1, nhân vật "khách” là cái tôi nhà văn thì đến đoạn 2 nhân vật các bô lão là hình ảnh của tập thể vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa là chứng nhân của lịch sử đồng thời cũng có sự phân thân của tác giả. Nhà văn tạo ra nhân vật các bô lão nhằm tạo nên những nhân vật có tính lịch đại để có được sự đối đáp tự nhiên, từ đó dựng lên những trận thuỷ chiến Bạch Đằng (qua lời kể của các bô lão,) - Các bô lão kể chuyện xưa với ngôn từ sống động, lời lẽ trang trọng gợi nên cảm hứng lịch sử với âm điệu hào hùng. Những kì tích trên sông được tái hiện qua cách liệt kê sự kiện trùng điệp, các hình ảnh đối nhau bừng bừng không khí chiến trận với thế giằng co quyết liệt. Đây là chiến trận từ thời Ngô Quyền đến Trần Hưng Đạo nhưng trọng tâm là chiến thắng "buổi trùng hưng”... với trận thuỷ chiến ác liệt, dòng sông nổi sóng ("Muôn đội thuyền bè tỉnh kì phấp phới”), khí thế ''hùng hổ", "sáng chói", khói lửa mù trời, tiếng gươm khua, tiếng quân reo khiến "ánh nhật nguyệt chừ phải mờ/Bầu trời đất chừ sắp đổi”. Trận đánh "kinh thiên động địa'' được tái hiện bằng những nét vẽ phóng bút khoa trương rất thần tình. Âm thanh, màu sắc, trực cảm, tưởng tượng được tác giả vận dụng phối hợp góp phần tô đậm trang sử vàng chói lọi của dân tộc. - Những hình ảnh điển tích được sử dụng một cách chọn lọc, phù hợp với sự thật lịch sử (Xích Bính, Hợp Phì, gieo roi...). Điều đó đã góp phần diễn tả tài đức của vua, tôi nhà Trần và chiến thắng Bạch Đằng như một bài thơ tự sự đậm chất hùng ca. - Kết thúc đoạn 1, tác giả viết: "Đến sông đây chừ hổ mặt/ Nhớ người xưa chừ ỉệ chan". Đây vẫn là lời các bô lão nhưng nghe trong đó có giọng của "khách ” (tác giả). Niềm cảm hoài của các bô lão gặp niềm sững sờ buồn tiếc của khách tạo nên sự cộng hưởng của cái tôi tác giả.

Bình luận (0)
Diễm Lê
Xem chi tiết
Trương Hữu Khánh
Xem chi tiết
Lê Thị Hà Trang
Xem chi tiết
Lê Hồng Ngọc
8 tháng 12 2016 lúc 19:29

Diễn biến:

Địch: Tiến theo 2 đường:

- Thuỷ : do Hầu Nhân Bảo chỉ huy

- Bộ: do Hầu Nhân Bảo chỉ huy

Ta: Chặn đánh quân thuỷ ở sông Bạch Đằng. Diệt đánh quân bộ ở biên giới phía bắc.

Kết quả: năm 981, ta thắng trận Bạch Đằng lần 2.

ý nghĩa:

- Khẳng định chủ quyền làm chủ đất nước

- Đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù

- Củng cố nền độc lập

Bình luận (0)
Thảo Đặng phương
Xem chi tiết
TV Cuber
17 tháng 4 2022 lúc 20:37

reffer

Nguyên nhân thắng lợi :

+ Do tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ta khi hưởng ứng cuộc kháng chiến do Ngô Quyền lãnh đạo, đóng góp sức lực của mình để xây dựng được trận địa cọc lớn trên sông Bạch Đằng.

+ Do sự chỉ huy tài giỏi của Ngô Quyền và của tướng lĩnh, đã biết phát huy sức mạnh của dân tộc, biết sử dụng và phát huy các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa", biết phát huy sở trường "thuỷ chiến" của dân tộc ta để giành thắng lợi.

-    Ý nghĩa :

+ Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

+ Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

3. Diễn biến

Cuối tháng 12 năm 938, đoàn binh thuyền Nam Hán do Hoàng Thao chỉ huy từ Quảng Đông (Trung Quốc) vượt biên xâm phạm vào lãnh thổ nước ta. Đoàn thuyền chiến thuận chiều gió Đông Bắc theo đường Đông Kênh qua châu Vĩnh An, theo trại Đại Bàng (đảo Kế Bào ngày nay) thuộc Ngọc Sơn, len qua các đảo nhỏ tiến vào vịnh Hạ Long. Dọc đường chúng không gặp một sự kháng cự nào. Hoàng Thao là viên tướng trẻ tuổi hung hăng, rất chủ quan khinh địch, vội vàng thúc quân đến thẳng vào cửa sông Bạch Đằng.

Khi những chiếc thuyền chiến đấu đầu tiên của quân Nam Hán vừa đến vùng cửa biển Bạch Đằng thì đội quân khiêu chiến của ta trên những chiếc thuyền nhẹ bỗng xuất hiện. Dưới quyền chỉ huy của tướng Nguyễn Tất Tố, quân ta chiến đấu rất dũng cảm, quyết liệt, vừa cố kìm chân giặc chờ cho nước triều lên cao, vừa để chúng không hoài nghi, giữ bí mật tuyệt đối cho trận địa mai phục. Quân Nam Hán vừa tiến vừa đánh; lợi dụng lòng quân đông, khí thế đương hăng và lúc triều dâng cao, chúng tăng tốc tiến sâu vào vùng cửa sông Bạch Đằng. Lúc nước triều dâng cao ngập cọc thì đội thuyền chiến của Nguyễn Tất Tố “dường như không còn sức”, họ vừa đánh vừa rút, để nhử địch vào trận địa đúng lúc, đúng chỗ, theo kế hoạch của Ngô Quyền. Thấy quân ta ít lại đang tìm cách tháo chạy, Hoàng Thao ra lệnh đuổi theo tiêu diệt. Càng đuổi, quân Nam Hán càng tiến sâu vào cửa sông và lọt vào trận địa mai phục của quân ta.

Khi đoàn chiến thuyền của Hoàng Thao vượt qua vùng cửa sông Bạch Đằng thì nước triều bắt đầu xuống; đó cũng là lúc toàn bộ đội hình quân giặc lọt vào trận địa mai phục của ta. Đúng lúc đó đội quân khiêu chiến của Nguyễn Tất Tố được lệnh đánh quật trở lại và Ngô Quyền đích thân chỉ huy đại quân đổ ra từ ba phía, tiến đánh dữ dội. Trận tiến công bất ngờ, mãnh liệt của thủy quân ta từ thượng lưu đánh xuống chặn đầu, kết hợp với quân thủy bộ mai phục ở hai bên bờ sông đánh tạt ngang vào đội hình quân giặc.

Thuyền chiến của ta nhỏ nhẹ cơ động “nhanh như gió” lại xuôi theo dòng nước lao thẳng vào đội hình thuyền chiến của giặc khiến cho chúng không kịp chống đỡ, bị rối loạn, lúng túng. Các cánh quân của Dương Tam Kha, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập, Nguyễn Tất Tố cùng các lực lượng dân binh nhất tề tiếng công quân giặc. Toàn bộ đội binh thuyền của Hoàng Thao nằm gọn trong vòng vây của quân ta. Chúng bị đánh chặn quyết liệt phía trước, bị liên tiếp tấn công từ hai bên cạnh sườn. Tất cả các lực lượng thủy bộ phối hợp chặt chẽ cùng tiến công tiêu diệt các thuyền chiến của địch. Quân Nam Hán cố tìm cách chống đỡ, nhưng dường như bất lực trước sức tiến công mãnh liệt của quân ta. “Hoàng Thao không kịp chỉnh đốn binh thuyền”, tổ chức chống đỡ yếu ớt định tìm đường rút chạy ra biển, nhưng không kịp, chúng đã sa vào bãi cọc ngầm mà Ngô Quyền đã chủ trương bố trí những cọc gỗ bịt sắt nhọn đóng ngầm dưới nước để cản phá thuyền giặc. khi nước triều xuống.

Bị cọc chặn, bị quân ta đánh, thuyền địch không sao thoát ra biển được. Toàn bộ chiến thuyền của giặc bị đánh chìm, hầu hết quân giặc bị tiêu diệt. Đội quân thủy xâm lược của Nam Hán đã vĩnh viễn bị nhấn chìm xuống dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Chủ soái của giặc là Lưu Hoàng Thao bị giết tại trận. Quân Nam Hán thua to.

Bình luận (0)
Nijino Yume
Xem chi tiết
army bts
21 tháng 4 2019 lúc 20:23

Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Tĩnh Hải quân (vào thời đó, Việt Nam chưa có quốc hiệu chính thức) do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, người Việt giành thắng lợi nhờ kế sách cắm cọc nhọn dưới lòng sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.[1] Trước sự chiến đấu dũng mãnh của người Việt, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc Việt[1].

Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.[1]

Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui" (Đại Việt sử ký toàn thư). Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu[1].

Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

Bình luận (0)
Lịnh
Xem chi tiết
Dũng Nguyễn Đình
17 tháng 4 2016 lúc 10:27

a) Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.

Kết quả : Cuộc kháng chiến chống Nam Hán lần thứ hai này kết thúc thắng lợi nhanh gọn. Chỉ trong vòng một ngày, toàn bộ đạo quân xâm lược hung hăng ngạo mạn với đoàn thuyền chiến lớn đã bị tiêu diệt ở ngay tại vùng cửa biển Bạch Đằng, nghĩa là tại địa đầu sông nước của Tổ quốc, khi chúng chưa kịp đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc ta.

Ý nghĩa : Có thể nói trận Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược lớn nhất, có ý nghĩa to lớn nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỉ X về trước. Thế trận Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938 có ý nghĩa mở ra truyền thống đánh giặc trên sông nước Bạch Đằng. Nghệ thuật thủy chiến của Ngô Quyền đã để lại những bài học kinh nghiệm lớn mà tổ tiên ta trong các thế kỷ kế tiếp đã vận dụng thành công.

Bình luận (5)
Dũng Nguyễn Đình
17 tháng 4 2016 lúc 10:28

b) Chủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiênChủ động: Đón đánh quân xâm lược 
Độc Đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng và dựa vào hiện tượng thiên nhiên

Bình luận (0)
Dũng Nguyễn Đình
17 tháng 4 2016 lúc 10:29

c) Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
 

Bình luận (2)